Mang lại cảm giác lạ

Kỳ diệu "nghệ thuật đường bộ" vòng quanh thế giới

Các nghệ sỹ mang lại cảm giác mới lạ cho quãng đường đi bộ bằng cách tạo nên những không gian tương tác để chơi và suy ngẫm.
Với việc tạo hình trên vỉa hè một cách tỉ mỉ, thân thiện với môi trường, các nghệ sỹ đã mang lại cảm giác mới lạ cho quãng đường đi hàng ngày của người đi bộ bằng cách tạo nên những không gian tương tác để chơi và suy ngẫm. Đôi khi là con đường ở trong một khu rừng, và những không gian khác được tạo ra theo một cách thức khác thường, khiến người đi bộ có thể khám phá, tận hưởng. Vỉa hè đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, gợi cảm hứng cho chúng ta tìm hiểu về nghệ thuật "vỉa hè" đầy ấn tượng và sáng tạo. Hãy nhìn xem điều gì xảy ra khi những con đường bộ, chiếc cầu, đường phố và những địa điểm khác nơi con người bước chân lên đã được "làm mới" lại. Đây là một con đường dài 52m bằng bạt lò xo do công ty kiến trúc Salto của Estonia tạo ra, đem tới cho những người bộ hành tò mò ở Nikola-Lenivets, Nga những bước chân nhún nhảy, cho phép họ nhận biết môi trường xung quanh mình theo một cách thức hoàn toàn mới.

Nghệ sỹ Bored tạo ra tác phẩm game Monopoly tại Quảng trường Logan Square gần Chicago. "Mục đích của toàn bộ dự án là tạo ra những điều gì đó khác hơn là một bức tranh vẽ trên mặt đất hay một poster trên tường. Một cái gì đó ở dạng ba chiều mà ta có thể nắm lấy, đánh, đá, kéo, sờ và đập vỡ. Và nếu có ai đó cố gắng để loại bỏ nó, nó sẽ phát triển trở lại giống như cỏ dại. Và nếu để nó một mình nó sẽ phát triển thành một cái gì đó hoàn toàn khác."

Dự án Quả bóng buộc vào sợi dây do Matt Richardson và Ben Light thực hiện đã gây cảm hứng cho những người qua đường bằng cách đập vào quả bóng màu vàng được buộc vào một tấm biển báo đỗ xe. Họ ghi nhận lại những khách bộ hành tò mò, lúng túng hay thích thú chơi thử chơi với tác phẩm trong quãng đường đi bộ bận rộn của họ.

Con đường tàu trượt siêu tốc tại Duisburt, Đức là một con đường dài 22m với cảm hứng lễ hội, khiến việc đi bộ trên đường phố bình thường trở nên hoàn toàn nhạt nhẽo.

Đội ngũ thiết kế Electroland (Cameron McNall và Damon Seeley) đã tạo ra một dự án khác có quy mô công cộng, như Lightspan, một vũ đài tâm trạng khổng lồ cho bước chân của bạn, đưa con người đi dọc theo một quãng đường dài 61m và biến chúng thành một cảnh tượng đầy màu sắc.

Cư dân của Bourges, Pháp sẽ cảm thấy như mặt đất đang chuyển động khi họ đi trên một con đường do các nghệ sỹ của Trường Nghệ thuật Quốc gia tạo ra. Điều khiến người ta tưởng rằng với một vết phồng trên con đường thực sự là một chiếc nệm gạch chứa đầy nước, mềm, hấp dẫn người đi đường (và những chú chó đáng yêu) lướt trên vỉa hè.

Đây là một lối đi bằng quả bóng ngang qua sông Seine ở Paris. Studio AZC đã giành chiến thắng trong một cuộc thi với dự án của họ nhằm xây dựng một cây cầu bằng bạt lò xo có thẻ bơm căng.

Michale McGillis tạo ra một lối đi bằng gỗ ở trong công viên Franconia Sculpture tại Shafer, Minnesota. Đây là một con đường dài 30m bằng khúc cây được sơn màu tím. Nó đủ tinh tế để tạo ra một đoạn đường thể hiện sự in cậy với thiên nhiên.

Nghệ sỹ Sven Beyer tạo ra con đường lưới LED, Onskebronn (Tiếng Na Uy là "chúc mọi thứ tốt đẹp"), tại một nhà ga ở Berlin. Công nghệ trong đời thực đưa con người bước đi trên những mạng lưới và hình ảnh đang chuyển động. Người đi tàu tạo ra âm thanh khi họ xuống tàu và bước chân xuống mặt đất.

Rất dễ dàng có thể hiểu được vì sao đường đi bộ Loopgraafbrug tại Halsteren, Hà Lan tại Fort de Roovere được đặt biệt danh là cây cầu Moses. Con đường này được tạo hình dưới dạng một con đường gỗ chìm sâu trong nước để người đi bộ có thể thực sự đi trên nước. Nó cũng gợi nhớ lại lịch sử về hào nước Tây Brabant, là điểm phòng thủ của các ngôi làng đối với những kẻ xâm lược từ Pháp và Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 17.

Một tác phẩm khó tin khác từ một nhóm nghệ sỹ vô danh. Những đèn chiếu tạo ra luồng ánh sáng tinh tế tại các không gian công cộng về các vấn đề đô thị là "một cuộc biểu tình bằng ánh sáng." Những tác phẩm nghệ thuật vỉa hè này nói về vấn đề ô nhiễm môi trường.


Nhiếp ảnh gia Patricia Almeida cài đặt những chiếc ô đầy màu sắc dọc theo con đường ở Águeda, Bồ Đào Nha.

Nghệ sỹ Chris Burden đã tạo nên tác phẩm Ánh sáng đô thị trên vỉa hè vòng quanh bảo tàng Los Angeles, được làm từ 200 cột đèn gang từ những năm 1920 và 1930.

Tác phẩm điêu khắc mang tính biểu tượng Cloud Gate tại Công viên Millenium ở Chicago được chuyển thể thành tác phẩm âm thanh tương tác rực rỡ. Đèn neon và các dây ánh sáng đầy màu sắc đã thắp sáng vỉa hè, để người đi bộ đi lại trong trạng thái phấn khởi.

Sẽ thật cẩu thả khi bỏ qua nghệ thuật vỉa hè theo phương thức truyền thống. Sự sáng tạo của Julian Beever và Edgar Muller đưa các tác phẩm phấn màu tới một cấp độ mới, với những tác phẩm 3D hàng đầu.


(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục