Cần chung sức thay đổi nhận thức về giao thông

Mục tiêu của Thập kỷ vì an toàn giao thông hoàn toàn thực hiện được nếu cộng đồng cùng chung tay chia sẻ và thay đổi nhận thức.

Sáng nay (11/5), Bộ Giao thông vận tải đã phát động chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020" của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhằm giảm số người thương vong do tai nạn giao thông.

Bên lề hội nghị, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Hồ Nghĩa Dũng cho biết, mục tiêu giảm số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trong chiến lược bộ giao thông từ 13/100.000 dân, xuống còn 8/100.000 dân vào năm 2020 và 4/100.000 dân vào năm 2030. Đây là mục tiêu khó khăn nhưng hoàn toàn thực hiện được nếu cộng đồng cùng chung tay chia sẻ và thay đổi nhận thức. Cần sự chung sức của người dân- Bộ trưởng có thể cho biết hành động an toàn giao thông thời gian tới của Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào?Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Mục tiêu là tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng hiểu hành động theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc tập trung vào 5 trụ cột tổ chức này nêu ra đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, 5 mục tiêu bao gồm: quản lý an toàn giao thông đường bộ, hạ tầng giao thông đường bộ an toàn, phương tiện tham gia giao thông an toàn, lưu thông an toàn, hành vi tham gia giao thông của người tham gia giao thông an toàn cuối cùng là ứng phó xử lý sự cố chăm sóc sau tai nạn. Chúng ta phải cụ thể hóa 5 trụ cột này phù hợp với điều kiện của Việt Nam để tổ chức thực hiện. - Giải pháp cụ thể của nước ta là gì để thực hiện những mục tiêu đó?Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Chúng ta xây dựng chiến lược an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến 2020 tầm nhìn 2030 và tiếp tục đang sơ kết Nghị quyết 32 về kiềm chế tai nạn giao thông cách đây 4 năm bước đầu thành công. Uỷ ban An toàn giao thông xin ý kiến Chính phủ sơ kết trong toàn quốc đồng thời tiếp tục bổ sung Nghị quyết 32 bằng một số giải pháp mới cấp bách trong đó tiếp tục duy trì kết quả của chiến dịch thực hiện đội mũ bảo hiểm toàn dân. Ngoài ra, chúng ta cũng đang xây dựng chương trình hành động Liên Hiệp Quốc đó là không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Đặc biệt nghiên cứu quy chế không sử dụng rượu bia tham gia giao thông bởi hai nguyên nhân gây tai nạn chêt người là do rượu bia và không đội mũ bảo hiểm. Cả xã hội chung tay thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông mới là mục tiêu và nội dung chính, cụ thể hưởng ứng Thập kỷ An toàn giao thông. - Theo ý kiến cá nhân Bộ trưởng, bao giờ nỗi ám ảnh mất an toàn khi tham gia giao thông của người dân sẽ hết?Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Khó trả lời câu hỏi bao giờ người dân yên tâm khi tham gia giao thông. Chỉ biết rằng nước Nhật phát động cuộc chiến chống tai nạn giao thông trong vòng 20 năm. Đơn cử như năm 1970 ở Nhật Bản, tai nạn tương tự chúng ta hiện nay. Con số tổ chức Jica đưa ra một năm có 17.000 người chết. Sau 20 năm, mức độ giảm xuống còn khoảng 7.000 người chết trong một năm để thấy rằng việc này hoàn toàn không đơn giản. -WHO đánh giá rằng, tai nạn giao thông ở Việt Nam sẽ có nguy ơ tăng cao. Bộ trưởng nghĩ gì về nhận định này?Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Đánh giá này là đúng. Mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người bị chết và 20-50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ. Trung bình số người chết ở các nước ở 100 quốc gia trên thế giới là 13.000 người. Việt Nam hơn 11.000 người vẫn nằm mức trung bình nhưng hoàn toàn có nguy cơ bùng phát gia tăng. Chưa có chế tài xử phạt mũ bảo hiểm nhái- Hiện nay, Luật chưa có chế tài xử phạt mũ bảo hiểm nhái, cảnh sát giao thông không được phép xử phạt mũ bảo hiểm nhái. Qua mỗi mỗi kỳ nghỉ, thống kê tai nạn người bị thương vong một phần do người đội mũ bảo hiểm nhái hoặc kém chất lượng. Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề này như thế nào?Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Đúng là có hiện tượng đang xảy ra như vậy và tôi muốn người tham gia giao thông phải có ý thức tự bảo vệ mình. Bản thân tôi và các cơ quan chức năng mong muốn người tiêu dùng tham gia giao thông khi mua mũ bảo hiểm phải chọn mũ có chất lượng đảm bảo trên thị trường. Vì thực tế, nhiều người vẫn đội mũ với tâm lý đối phó nên cần thay đổi nhận thức và hành vi. Về phía cơ quan quản lý cần ban hành quy phạm pháp luật chế tài về mặt Nhà nước thực hiện ngăn ngừa kiểm soát mũ bảo hiểm giả. - Dự thảo xây dựng Nghị định 34 cho phép xử phạt mũ bảo hiểm giả nhưng không nhận được ý kiến đồng tình nên đưa ra khỏi dự thảo. Quan điểm của Bộ trưởng mình có cần nghiên cứu lại nội dung này không?
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng:
Vấn đề này cần nghiên cứu xem xét và nghe ý kiến của các cơ quan liên quan kể cả ở phía thực thi pháp luật cần phải xem xét điều chỉnh.
- Tai nạn do rượu bia nhiều nhưng luật cho uống liều lượng và nồng độ cồn nhất định. Theo Bộ trưởng Luật có cần sửa đổi?
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng:
Luật quy định cho phép nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu trên thế giới trừ đạo hồi đều có quy định như vậy. Người ta chứng minh nồng độ cồn trong giới hạn điều khiển được xe và cũng phù hợp với thói quen của người Việt.
Chính vì vậy không thể một lúc là bỏ được hết. Vấn đề cần có sự tự giác của mỗi người trước cám dỗ chứ không kiểm soát được hết. - Tai nạn giao thông do uống rượu bia nhiều tại quán nhậu. Tại sao chúng ta không hạn chế luôn từ các quán đó?
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng:
Vấn đề này cần tuyên truyền mọi người có ý thức tự giác thực hiện. Việc giám sát các cơ quan thực thi pháp luật là cần thiết vì tuyên truyền không sẽ khó đạt hiệu quả.
Bây giờ cảnh sát giao thông đang phối hợp Uỷ ban An toàn giao thông tổ chức thí điểm việc cưỡng chế thi hành pháp luật thế nào, kiểm tra nồng độ cồn quy trình cách thức tổ chức thế nào một số địa phương đang thí điểm, có đúc rút kinh nghiệm dần nhân rộng nhưng cũng có nhiều khó khăn trong thực thi. Tuy nhiên để tổ chức cưỡng chế cần có thời gian và phương pháp làm. -Xin cảm ơn Bộ trưởng./.
Ngày 2/3/2010, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết số A/64/255 công bố chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu năm 2011-2020” và xác định ngày 11/5/2011 là ngày phát động trên toàn cầu. 
Mạnh Hùng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục