Cần đề phòng rủi ro

Các nước ASEAN cần đề phòng rủi ro lạm phát cao

Sức ép về lạm phát của các nước Đông Nam Á đang từng bước mở rộng và sẽ trở nên nổi cộm hơn trong sáu tháng cuối năm 2013.
Thời gian gần đây, lạm phát ở Indonesia, Philippines và một số nước Đông Nam Á luôn duy trì ở mức khá cao, điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho điều hành kinh tế ổn định.

Có phân tích cho rằng, sức ép lạm phát của các nước Đông Nam Á đang từng bước mở rộng và sẽ nổi cộm hơn trong sáu tháng cuối năm 2013, điều đòi hỏi các nước cần phải tích cực ứng phó, sớm áp dụng biện pháp đề phòng hữu hiệu.

Sự phàn nàn nhiều nhất của người dân Singapore hiện nay chính là giá nhà quá cao, và để kiểm soát giá nhà leo thang quá nhanh, Chính phủ Singapore đã nhiều lần đưa ra biện pháp hạ nhiệt.

Ngay từ đầu năm, Singapore đã phải đưa ra biện pháp nghiêm khắc, tăng thu thuế dán tem đối với cư dân thường trú mua căn hộ đầu tiên và công dân mua căn hộ thứ hai, nhưng hiệu quả ra sao hiện nay vẫn chưa rõ ràng.

Nhìn chung, sức ép lạm phát của các nước Đông Nam Á lâu nay vẫn chưa dịu lại, chuyên gia kinh tế Ngân hàng Phát triển châu Á Trang Cự Trung phân tích rằng xu thế lạm phát của các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng, điều này liên quan tới điều chỉnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ của những nước này từ năm 2012.

Song, do tốc độ phục hồi kinh tế trên thế giới vẫn khá chậm chạp cho nên lạm phát của khu vực này vẫn nằm trong tầm kiểm soát, các nước sẽ không tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng cũng không thắt chặt ngay lập tức.

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC, Phạm Lực Dân cho rằng 10 năm qua, lạm phát ở các nước châu Á chủ yếu là do giá năng lượng và thực phẩm gây nên, nhưng có dấu hiệu cho thấy sức ép giá cả hiện nay bắt đầu lan sang giá thực phẩm.

Tỷ lệ lạm phát chính ít có khả năng xuất hiện bấp bênh trong thời gian trước mắt, có xu hướng tăng dần và sẽ trở nên khó kiểm soát.

Ông Phạm Lực Dân cho rằng điều cần phải cảnh giác hiện nay là các nước Indonesia, Thái Lan tiến hành trợ giá lớn cho xăng dầu và các dự án y tế, chính sách không thể thực hiện lâu dài, một khi dừng lại thì xu thế lạm phát bị kiểm soát sẽ bùng phát.

Ông Trang Cự Trung, phó chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á, cho rằng đối với các nước đang phát triển lạm phát vừa phải chưa chắc là việc xấu, nhưng mức lạm phát quá cao không có lợi cho tầng lớp thu nhập thấp và gia đình hoàn cảnh khó khăn, bởi vì họ hầu như phải chi toàn bộ thu nhập cho tiêu dùng hàng ngày. Điều này sẽ dẫn đến đói nghèo gia tăng, ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội, lạm phát còn gây ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư, sẽ cản trở tiềm năng tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia.

Theo dự đoán trước đó của Ngân hàng Phát triển châu Á, tỷ lệ lạm phát trung bình năm 2012 của khu vực Đông Nam Á vào khoảng 4,4%. Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, việc kiểm soát lạm phát của thị trường mới nổi một quốc gia sẽ ngày càng khó khăn, kiểm soát lạm phát đang trở thành một nhiệm vụ lâu dài và gian nan./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục