Đào ngũ sang Liên Xô

2 nhân viên NSA từng chạy sang Nga trước Snowden

Trước Edward Snowden, trong những năm 1960, đã từng có hai nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ NSA đào ngũ sang Liên Xô.
Cựu nhân viên hợp đồng của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden đã trốn sang Hong Kong và sau đó đã phải lưu lại khu vực quá cảnh của một sân bay ở Mátxcơva trong hơn hơn một tháng, trước nhận được các văn bản cho phép tị nạn tạm thời tại Nga. Tuy nhiên Snowden không phải là trường hợp đầu tiên trốn sang Nga cùng có liên quan tới NSA. Cách đây hơn 60 năm, một đôi bạn đồng nghiệp người Mỹ là William Martin và Bernon Mitchell cũng đã đào ngũ sang Liên Xô. Hai nhân vật này là chuyên gia mật mã của NSA, đã bỏ trốn sang Mátxcơva vào cuối thập niên 1950. Theo lời chuyên gia về an ninh quốc gia, giáo sư Đại học Villanova David Barrett, trong quá trình làm việc, Martin và Mitchell đã tiếp xúc với một số tài liệu mật. “Họ biết được rằng NSA nghe lén không chỉ với các cường quốc nước ngoài được coi là đối thủ hay kẻ thù của Mỹ, như Liên Xô, mà còn ở các quốc gia là đồng minh” – ông David Barrett cho biết. Bây giờ, sau hơn một nửa thế kỷ sau, Snowden cũng cáo buộc cơ quan này với nội dung tương tự. Theo giáo sư Barrett, Martin và Mitchell đã rất thất vọng với hành động của chính quyền và quyết định làm một cái gì đó về nó. “Họ đã nghe các bài phát biểu lý tưởng được công bố rộng rãi của Tổng thống Eisenhower và so sánh chúng với những gì họ đã học được chứng kiến về các hoạt động của chính phủ, sau đó họ quyết định cùng đào ngũ theo Liên Xô”, - giáo sư Barrett nói. Theo kế hoạch đã định, tháng 6/1960 Martin và Mitchell nói với các lãnh đạo của mình rằng họ sẽ xin nghỉ phép một tháng để về thăm gia đình và bạn bè. Nhưng thay vào đó, họ đã đi đến Mátxcơva qua New Orleans, Mexico và Cuba.

Trụ sở của NSA đặt tại Fort Meade, bang Maryland (Mỹ)
Khi cả hai người bạn đồng nghiệp không trở về sau thời gian nghỉ phép, các nhà chức trách bắt đầu nghi ngờ điều gì đó. Theo Barrett, hai tháng sau đó NSA đã ban hành một tuyên bố, theo đó hai "nhà toán học" có thể vượt qua Bức Màn Sắt. “Tuy nhiên, họ cho rằng hai người này không có bất kỳ thông tin nào có thể gây ra một mối đe dọa đối với an ninh Mỹ. Vì vậy phản ứng của Mỹ trước sự kiện này gần như là không đáng kể, và báo chí cũng không quan tâm nhiều.” Ngày 6/9/1960, Martin và Mitchell đã tiến hành cuộc họp báo tại Mátxcơva và công bố một số lượng lớn các thông tin mật về NSA mà họ thu thập được. “Công chúng đã được biết NSA là một cơ quan an ninh như thế nào và những gì họ đã làm. Thực tế là trước sự kiện này, người dân hầu như không có một đầu mối thông tin nào về NSA. Thậm chí người ta còn bông đùa với nhau rằng NSA là từ viết tắt của câu “No Such Agency” ((Không có cơ quan nào như thế, một kiểu chơi chữ tên viết tắt của NSA: National Security Ageny, tức Cơ quan an ninh quốc gia),” – giáo sư Barrett giải thích.
[Edward Snowden: Người hùng phản gián thời hiện đại]
Tổng thống Eisenhower ngay sau đó đã gọi họ là “hai kẻ phản bội”, còn cựu Tổng thống Harry Truman sau này tuyên bố rằng, họ “cần được xử bắn.” Theo lời giáo sư Barrett, sau khoảng gần một năm thì mọi việc đã trở nên rõ ràng rằng, Martin và Mitchell thực tế không có gì để cung cấp cho chính quyền Xô Viết, và họ trở thành những người sống lưu vong ở Liên Xô.

Nhiều người lo ngại Nga và Mỹ có thể quay trở lại tình thế đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh sau vụ Edward Snowden. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Bắc Ireland tháng Sáu vừa qua (Nguồn: AFP)
Trong thời Chiến tranh Lạnh, theo giải thích của giáo sư Barrett, người ta thường bắt gặp những câu chuyện buồn nhiều hơn, họ đa phần là những người bị tước đoạt quyền lợi của mình, và cảm thấy họ là người bị hại. Lúc đó, Liên Xô đối với họ không hẳn là một ngọn hải đăng của niềm hy vọng, nhưng bỏ chạy đến đó vẫn là cách duy nhất. William Martin qua đời vào năm 1987 ở tuổi 56, và Bernon Mitchell trút hơi thở cuối cùng vào năm 2001 ở tuổi 72, đều ở Nga. Snowden hiện nay đã có visa tạm thời có giá trị trong một năm. Đích đến tiếp theo của anh ta vẫn chưa rõ ràng, và cũng không rõ liệu anh ta sẽ ở lại Nga trong toàn bộ thời gian này.
Văn Tinh

Tin cùng chuyên mục