Biến đổi khí hậu làm tầm vóc loài cừu nhỏ đi

Biến đổi khí hậu không chỉ làm cho tầm vóc trung bình của loài cừu hoang ở Scotland nhỏ đi, và những con cừu đen sống khó khăn hơn.
Qua nghiên cứu thực tế đối với loài cứu hoang ở Scotland, các nhà khoa học Australia khẳng định biến đổi khí hậu không chỉ làm cho tầm vóc trung bình của loài cừu nhỏ đi, mà phía trên lưng trắng hơn và đặc biệt những con cừu đen sống khó khăn hơn.
 
Mới đây, các nhà khoa học Anh cũng giới thiệu công trình nghiên cứu kết luận tầm vóc trung bình của loài cừu ở Scotland đã nhỏ đi. Đó là điều ngạc nhiên, bởi lẽ mùa đông khắc nghiệp các con cừu ở đây thực tế phải lớn và cường tráng hơn đồng loại của chúng mới đúng, nhưng sự nóng lên của trái đất đã là lời giải thích cho điều bí ẩn này.
 
Công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành "Biology Letters" nói rằng khí hậu trước đây giá lạnh và khắc nghiệp hơn, những con cừu đen có nhiều ưu điểm hơn, vì bộ lông của chúng hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn, mặt khác chúng "tiết kiệm" năng lượng tốt hơn nên cần ít thức ăn hơn đồng loại lông trắng.
 
Song thời gian qua khí hậu Bắc Đại Tây Dương nóng lên đã làm cho những con cừu đen mất dần những điểm ưu việt của chúng. Trái lại, những con cứu trắng giờ đây lại có cơ hội lớn hơn so với đồng loại màu đen.
 
Đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học của Australia cũng như của Anh là loài cừu hoang trên đảo Soay và Hirta không có người sinh sống thuộc Scotland. Điều này chứng tỏ chúng sống hoàn toàn độc lập và không có tác động từ ngoại cảnh.
 
Chúng hoàn toàn thích hợp với việc nghiên cứu gien và tác động của thức ăn cũng như thời tiết tới đời sống của chúng. Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã rất quan tâm nghiên cứu loài cừu hoang trên hai hòn đảo này./.
Nguyễn Xuân (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục