Bảo đảm hàng không vùng, thúc đẩy thịnh vượng

Khi nhà ga chở hàng của sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có lượng chuyên chở khoảng 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Khi nhà ga chở hàng của sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động vào năm 2020, dự kiến nhà ga sẽ có lượng chuyên chở vào khoảng năm triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Con số đó nhiều hơn khoảng 840.000 tấn so với sân bay Hong Kong vào năm 2010, khi sân bay này có lưu lượng hàng hóa vượt qua Memphis ở Mỹ, tổng hành dinh toàn cầu của hãng chuyển phát nhanh FedEx, để trở thành sân bay chở hàng lớn nhất thế giới.

Dưới đây là bài viết của Đại sứ Muhamad Noor - Giám đốc điều hành Ủy ban thư ký APEC đặt tại Singapore.

Sự phát triển nhanh chóng của Thành phố Hồ Chí Minh trong ngành vận tải hàng không là tương ứng với sự phát triển vững chắc của vùng châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn như một trong những trung tâm vận tải hàng không sôi động nhất thế giới.

Các hãng hàng không ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng một nửa các chuyến bay trở hàng trên toàn thế giới, và mật độ giao thông hàng không ở đây cũng tăng nhanh hơn bất cứ khu vực nào. Các nền kinh tế APEC là những động lực tăng trưởng rõ ràng, vào năm 2010, 21 trong số 25 sân bay chở hàng nhộn nhịp nhất thế giới nằm ở tám nền kinh tế thành viên APEC.

Và bất chấp kinh tế bất ổn, đáng kể nhất là ở châu Âu, đang gây áp lực lên nhu cầu với với ngành này, Boeing, về phần minh, tiên đoán vận tải hàng không toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 9,5% hàng năm trong vòng hai mươi năm tới, dẫn đầu bởi châu Á-Thái Bình Dương. Riêng thị trường nội bộ châu Á sẽ tăng trưởng ở mức 7,9% mỗi năm cũng trong giai đoạn này.

Để thấy được hết tầm quan trọng của xu hướng này, cần chỉ ra rằng trong khi vận tải hàng không chỉ chiếm 0,5% về khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, nó lại chiếm tới 35% về giá trị hàng hóa.

APEC đảm bảo thương mại

Điều đó có nghĩa là lúc này, hơn bao giờ hết, trách nhiệm đang thuộc về các nền kinh tế APEC, cụ thể là đảm bảo dòng vận tải hàng không an toàn, hiệu quả, và ở mức độ rộng hơn, đảm bảo những con đường giao thông huyết mạch của thương mại và đầu tư đa phương là trái tim của APEC và nền kinh tế toàn cầu hiện đại.

Mục tiêu là để bảo vệ chuỗi cung cấp ngày nay đang đem lại 66 tỷ USD hay 11% tổng doanh thu của ngành kinh doanh hàng không, tạo ra 33 triệu việc làm và các hoạt động kinh tế trị giá 3.500 tỷ USD, theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

Nhiệm vụ này càng quan trọng hơn khi xem xét số lượng rất lớn những thực phẩm dễ hư hỏng phụ thuộc vào các hãng vận tải hàng không quốc tế để đến được các thị trường một cách nhanh chóng và an toàn, nuôi sống hàng tỉ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Các nhà lãnh đạo APEC phải nhìn thấy điều đó và nắm lấy nhu cầu của các nền kinh tế trong vùng để hành động ngay lập tức.

Trong Chiến lược phát triển APEC, các nhà lãnh đạo APEC đã đặc biệt kêu gọi các thành viên duy trì những nỗ lực để xác định và tăng cường những sáng kiến để ngăn ngừa các mối nguy hiểm tấn công, làm gián đoạn và sử dụng sai mục đích không gian vận tải hàng không, để thúc đẩy mở rộng thương mại an toàn.

APEC đang có những đóng góp đáng kể khi chúng ta biến các cam kết của mình thành hiện thực, theo những cách thiết thực, có ý nghĩa và lâu dài.

Mang lại kết quả

Lần này, APEC sẽ cùng nỗ lực giúp đỡ các nền kinh tế thành viên triển khai và chuẩn hóa các sáng kiến giúp đảm bảo các kiểm tra an ninh hàng không an toàn và hiệu quả thông qua các cơ quan hải quan và giảm thiểu những trì hoãn trong vận tải, giảm bớt chi phí tăng thêm và sự bất định.

Đáng chú ý, các biện pháp của APEC đã giúp giảm chi phí giao dịch thương mại 5% trong giai đoạn 2007-2010 và đang trên đường đưa tăng cường hiệu quả của hoạt động dây chuyên cung cấp trên toàn APEC thêm 10% vào năm 2015, với những lợi ích tiềm tàng cực kỳ quan trọng cả cho các hãng hàng không vận tài và hoạt động kinh tế mà các hãng này phục vụ.

Trên mặt trận an ninh, APEC đã tiến hành các kiểm tra thực tế giúp những cơ quan hải quan kiểm soát biên giới hiệu quả và vạch ra chiến lược để đối phó hiệu quả hơn, trên quy mô rộng hơn với các hàng hóa nguy hiểm.

Các dự án xây dựng năng lực và huấn luyện gần đây của APEC bao gồm kiểm tra những vấn đề như kiểm tra bằng cảnh khuyển, phát hiện thuốc nổ và các điểm kiểm tra kỷ thuật và các nút thắt an ninh, đồng thời thúc đẩy chính sách hòa nhập, thân thiện với kinh doanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng tôi ý thức được yêu cầu phải đối phó với những rủi ro bất thường và đang đẩy mạnh Chương trình phục hồi thương mại APEC để đảm bảo dòng chảy hàng hóa được phục hồi nhanh nhất có thể sau một sự cố lớn, bao gồm cả một cuộc tấn công khủng bố.

Chiến lược hợp tác chống khủng bố và đảm bảo an ninh thương mại của APEC đã chỉ ra những nỗ lực liên quan của APEC trong vòng năm năm tới và đưa ra cho các nền kinh tế thành viên một chương trình khung cùng hành động để đối phó với các thách thức và cơ hội đối với an ninh vận tải hàng không trong nghị trình rộng hơn của APEC.

Những chương trình và nỗ lực này thiết lập nền tảng cho việc đạt được các mục tiêu 2012 của APEC, bao gồm việc tạo ra một môi trường hòa bình thúc đẩy việc mở ra những hành lang thương mại và đầu tư và hợp tác kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và sự liên tục của chuỗi cung ứng.

Cuộc đối thoại về an ninh vận tải hàng không ở Thành phố Hồ Chí Minh tuần trước là một sự mở rộng khác của cam kết từ phía APEC về việc cùng nhay thúc đẩy tích cực hơn nữa an ninh hàng không trong vùng, vì lợi ích của các nền kinh tế kết nối và một tương lai mà chúng ta cùng chia sẻ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục