Phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền người tàn tật

Ngày 12/9, các đại biểu tham dự hội nghị quốc tế lần thứ năm về người tàn tật đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật.
Ngày 12/9, hội nghị quốc tế lần thứ năm về người tàn tật đã khai mạc tại thành phố New York, Mỹ với sự tham dự của 700 đại biểu đến từ 119 quốc gia đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật, cùng đại diện của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu tham dự hội nghị kéo dài hai ngày này đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan tới quyền của người tàn tật, đặc biệt là của những trẻ em thiếu may mắn, cũng như các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả của các tiến bộ khoa học-kỹ thuật phục vụ người tàn tật

Các báo cáo trình bày tại hội nghị cho thấy giới khoa học đã và đang tìm mọi cách để phát triển và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất phục vụ người tàn tật.

Chẳng hạn thiết bị giúp người khiếm thị tương đối thoải mái đi ra đường, hay làm những việc không quá nguy hiểm nhờ bộ phận cảnh báo sớm các chướng ngại vật hay những tai ương đang rình rập họ.

Những thiết bị tương tự cũng đã và đang được phát triển để đưa vào cuộc sống của những người câm điếc, hoặc những người kém may mắn khác, giúp họ hòa nhập cuộc sống, tìm thấy ở đó những niềm vui, thậm chí có thể tự lao động nuôi thân.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng thừa nhận rằng giới khoa học chưa thực sự dốc hết tâm sức vì người tàn tật, và sự quan tâm, chăm sóc những người này chưa được đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực.

Công ước quốc tế về quyền của người tàn tật được thông qua tháng 12/2006 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 5/2008.

Hiện đã có 153 quốc gia ký công ước này, nhưng mới có 119 nước phê chuẩn.

Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên mang tính ràng buộc trách nhiệm của mọi quốc gia thành viên đối với những người tàn tật, nhằm bảo vệ và thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản của họ, như quyền sống, quyền làm việc, học hành, được chăm sóc y tế,v.v..., và cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với người tàn tật, hiện chiếm gần 15% dân số toàn cầu./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục