NTT tung dịch vụ hợp nhất phương thức viễn thông

Dịch vụ viễn thông hợp nhất của NTT cho phép các khách hàng duy trì mạch liên lạc viễn thông trên các thiết bị liên lạc bất kỳ của họ.
Theo Kyodo và JBN-AsiaNet, tập đoàn viễn thông NTT Communications Corporation (NTT Com) của Nhật Bản, ngày 30/8 thông báo dịch vụ viễn thông hợp nhất Arcstar (TM) của tập đoàn này sẽ đưa vào trong dự án UCaaS (Hợp nhất các phương thức viễn thông trong một dịch vụ).

Dịch vụ viễn thông hợp nhất trên sẽ cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ Arcstar (TM) Global IP-VPN tận dụng các chức năng viễn thông phong phú tùy theo nhu cầu của họ trên cơ sở điện toán đám mây linh hoạt.

Dịch vụ mới sẽ dần được đưa ra ứng dụng trên quy mô toàn cầu bắt đầu từ ngày 31/8, đồng thời NTT Com cũng sẽ mở rộng diện bao phủ của dịch vụ SIP Trunking, một dịch vụ gọi ra nước ngoài với chi phí thấp, chất lượng cao được áp dụng đầu tiên ở Singapore vào tháng Năm vừa qua, đã triển khai tới 15 nước trong đó có Australia và Anh, và dự kiến tới khoảng 30 nước vào tháng 3/2012.

Trong tiến trình toàn cầu hóa với tốc độ chóng mặt ngày nay, các công ty đa quốc gia cần phải ứng phó với những môi trường kinh doanh đang thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt. Việc triển khai dự án UCaaS sẽ giúp các công ty đáp ứng những nhu cầu này, bằng cách hợp nhất mọi phương thức liên lạc viễn thông từ điện thoại IP và tin nhắn trò chuyện/tin nhắn nhanh cho đến kiểm soát tình trạng kinh doanh và hội nghị điện thoại/video/web qua các thiết bị đa phương tiện, gồm cả điện thoại cố định, máy tính để bàn và điện thoại di động thông minh.

Dự án này được ứng dụng trên nền công nghệ Cisco Systems và giải pháp liên kết lưu trữ website, Inc.'s Cisco Hosted Collaboration Solution.  

Theo dự án UCaaS, khách hàng có thể hợp nhất quản lý và xây dựng hệ thống. Từ đó, khách hàng có thể giữ kết nối liên lạc liền mạch giữa các văn phòng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

UCaaS cho phép các cuộc gọi đến nhiều thiết bị liên lạc khác nhau của người sử dụng, như điện thoại cố định tại văn phòng hay điện thoại di động, được tích hợp vào thành 1 số để ngăn ngừa tình trạng các cuộc gọi nhỡ hoặc mất kết nối.

Các chức năng như kiểm tra tình trạng và hội nghị cũng có thể tích hợp được khá tốt, nhờ đó khách hàng có thể biến các phong cách làm việc tương xứng với công cụ liên lạc phù hợp nhất.

Với dự án UCaaS dựa trên phương thức điện toán đám mây, chi phí của khách hàng cho việc xây dựng, vận hành và duy trì một cơ sở PBX, cũng như việc sử dụng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, gần như được loại bỏ.

Thêm vào đó, dự án sử dụng hệ thống thanh toán linh hoạt theo mức sử dụng, cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ theo nhu cầu. Cước phí hàng tháng cho gói dịch vụ mới khởi điểm ở 400 USD/doanh nghiệp và từ 90 USD đối với mỗi điểm dịch vụ và từ 10 USD đối với mỗi ID, cùng với đó là cước phí cho dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) của NTT Com.

Trong khi dự án UCaaS giúp khách hàng duy trì mạch liên lạc thông suốt giữa văn phòng trong nước với các văn phòng trên toàn thế giới, thì dự án SIP Trunking cũng sẽ được NTT Com triển khai giúp mở ra cơ hội giảm đáng kể chi phí các cuộc gọi ra nước ngoài đối với các công ty./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục