Phát hiện dơi bắt cá

Lần đầu phát hiện loài dơi biết bắt cá tại châu Âu

Các nhà khoa học Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện loại dơi biết săn bắt cá, chỉ có ở châu Âu và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà khoa học Đại học Basque, Bilbao, Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện tại khu vực châu Âu một chủng loại dơi biết săn bắt cá.

Loài dơi này được gọi là dơi ngón dài, trọng lượng khoảng 9g, chiều dài chỉ 4cm. Các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh loài dơi này khi chúng đang săn bắt cá bằng cách lợi dụng thiết bị theo dõi vô tuyến.

Hình ảnh đoạn video quay được cho thấy dơi ngón dài thực hiện động tác bơi thấp xuống mặt nước, sau đó dùng các ngón chân "quắp" lấy những con cá đang bơi trên mặt nước.

Theo các nhà khoa học, dơi ngón dài là một chủng dơi bắt cá chỉ có ở châu Âu, và là một loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện nay trên toàn cầu giới khoa học chỉ biết được số lượng rất ít loài dơi biết bắt cá, trong đó gồm một số loài dơi bắt cá sống ở Nam Mỹ.

Theo tư liệu do Liên minh bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tự nhiên quốc tế, ô nhiễm nước, xây dựng đập thủy điện và diện tích đất ngập nước bị thu hẹp là những nhân tố đe dọa lớn nhất tới loài dơi ngón dài./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục